Thiết kế phòng bếp đẹp là một bước vô cùng quan trọng để hoàn thiện tổ ấm của mỗi gia đình. Để các thao tác trong bếp diễn ra trơn tru, gia chủ cần xác định cách bố trí nội thất sao cho hợp lý và khoa học nhất. Và bài viết này của AHV sẽ vô cùng có ích đối với những ai đang có ý định trang hoàng cho khu vực bếp núc của mình. Hãy cùng khám phá nhé!
Bố trí các phụ kiện và thiết bị chính cho tủ bếp đối với thiết kế phòng bếp
Nguyên lý thiết kế nhà bếp đầu tiên mà chúng tôi muốn chia sẻ là cách bố trí phụ kiện và thiết bị tủ bếp sao cho hợp lý, tối ưu công năng sử dụng. Nhiều người nghĩ rằng càng sử dụng nhiều thiết bị và phụ kiện tủ bếp thì càng tăng sự tiện nghi và hiện đại. Tuy nhiên, lạm dụng quá nhiều sẽ gây cảm giác chật chội và rối mắt. Vì vậy, hãy tính toán và cân nhắc kỹ lưỡng để chọn các thiết bị phù hợp nhất với nhu cầu sử dụng và không gian sẵn có của phòng bếp.
Một số thiết bị cơ bản mà bạn cần sử dụng:
Chậu – vòi rửa bát
Thiết bị này phải được đặt ở trung tâm phòng bếp. Nó thường được gắn âm bàn với tủ bếp dưới và đảm bảo quan sát được không gian xung quanh.
Tủ lạnh
Tủ lạnh ở vị trí không bị vướng mắc với không gian xung quanh khi đóng/mở. Cân nhắc bố trí tủ lạnh ở hướng Bắc để đảm bảo tính phong thủy.
Bếp nấu
Thiết bị này cần được đặt bên cạnh chậu rửa bát đảm bảo thuận tay người dùng nhất. Bình thường, bếp nấu cần được bố trí ở nơi kín gió, xa cửa sổ để tránh luồng khí gây tắt lửa bếp. Bên cạnh đó, bạn có thể thiết kế thêm hệ thống hút mùi phía trên bếp nấu để giảm sự ám mùi sang những khu vực xung quanh.
Lò nướng, lò vi sóng
Hai thiết bị này được đặt gần nhau ở phía sâu bên trong tủ bếp. Hướng thích hợp để đặt là hướng người dùng có thể dễ dàng sử dụng.
Bên cạnh đó, bạn cũng cần nắm được cách bố trí một số phụ kiện tủ bếp cần thiết như:
Giá xoong nồi
Gia chủ hay đặt trong khoang tủ bếp dưới để tiện thao tác lấy đồ dùng. Đi kèm với giá xoong nồi luôn có khay hứng nước đảm bảo khoang tủ bếp luôn khô ráo, sạch sẽ.
Giá để bát, đĩa
Giá kệ này thường được bố trí phía trên chậu rửa bát và có nhiều nhà không cần khay hứng. Cách sắp xếp như vậy khiến gia chủ sau khi rửa bát xong toàn bộ nước sẽ chảy xuống chậu rửa, đảm bảo được việc luôn khô thoáng.
Phụ kiện tủ góc
Thường có dạng chữ L hoặc chữ U là biện pháp giải quyết những góc chết không thể mở rộng trong tủ bếp. Bên cạnh đó còn có những chiếc mâm xoay ½, mâm xoay ¾, hình lá là những phụ kiện góc tủ phổ biến.
Kích thước tủ bếp phù hợp với thiết kế phòng bếp
Kích thước tủ bếp ảnh hưởng lớn đến tính thẩm mỹ và công năng sử dụng. Thiết kế kích thước tủ bếp phù hợp còn giúp quá trình thi công, lắp đặt diễn ra nhanh chóng, đảm bảo tuổi thọ và dễ dàng trong việc bảo trì, sửa chữa. Tủ bếp tiêu chuẩn cần được thiết kế với các số liệu sau:
-
Tổng chiều cao tủ bếp: 2,2m – 2,25m
-
Chiều cao tủ bếp trên: 0,8m; sâu 0,35m
-
Chiều cao tủ bếp dưới: 0,81m – 0,86m; sâu 0,55m – 0,6m. Khoảng cách bàn đá tủ bếp dưới tới mặt đáy tủ bếp khoảng 0,6m – 0,65m.
Chất liệu tủ bếp phù hợp với thiết kế phòng bếp
Quá trình nấu nướng tạo ra các vết dầu mỡ cứng đầu; quá trình dọn rửa có thể khiến tủ bếp, sàn bếp bị ẩm ướt; nhiệt độ cao khiến dụng cụ bếp bị biến dạng,… Đây là những tình huống thường gặp, không chỉ gây mất thẩm mỹ mà về lâu về dài còn ảnh hưởng đến độ bền của nội thất bếp.
Chính vì vậy, việc lựa chọn vật liệu ốp tường, lát sàn, chất liệu tủ bếp, phụ kiện bếp cũng là khía cạnh cần lưu tâm. Bạn có thể cân nhắc các loại vật liệu có bề mặt trơn nhẵn, dễ lau chùi vệ sinh. Bên cạnh đó là khả năng cách nhiệt, chống thấm tốt.
>> Xem thêm: Bàn Học Sinh Bằng Gỗ – Nơi Ươm Mầm Cho Những Ước Mơ Tương Lai
Màu sắc tủ bếp phù hợp với thiết kế phòng bếp
Khi lựa chọn màu sắc cho tủ bếp, bạn cần chú ý đến phong cách chủ đạo và không gian của phòng bếp. Với những phòng bếp có diện tích nhỏ, nên ưu tiên chọn tủ bếp có gam màu sáng để tạo cảm giác rộng rãi, sáng sủa. Tránh sử dụng quá nhiều màu nổi bật hoặc tông màu tối, vì chúng có thể làm cho không gian trở nên chật chội và bí bách. Nếu phòng bếp rộng rãi, bạn có thể tự do chọn lựa màu sắc, miễn là đảm bảo sự hài hòa và thẩm mỹ.
Các nguyên tắc khi chọn màu sắc tủ bếp như sau:
-
Màu tủ bếp cùng tông màu với tường, nội thất khác sẽ giúp không gian trở nên hài hòa, tinh tế.
-
Màu tủ bếp nên đối lập với màu tường và các đồ dùng khác điều này có thể là điểm nhấn ấn tượng cho không gian.
-
Chọn màu tủ bếp phù hợp với mệnh của gia chủ để mang đến tài lộc, may mắn.
Thiết kế ánh sáng khi thiết kế phòng bếp
Điều kiện ánh sáng tốt không những thuận tiện cho quá trình sử dụng của chủ nhà mà còn tăng tính thẩm mỹ cho không gian bếp. Bạn nên:
-
Thiết kế từ 1-2 cửa sổ bằng kính trong bếp để tận dụng tối đa ánh sáng tự nhiên.
-
Bố trí đèn LED tuyến tính dưới tủ bếp trên để cung cấp đủ ánh sáng cho việc nấu nướng. Đặc biệt ở khu vực nấu ăn, chậu rửa và nơi sơ chế thực phẩm.
-
Hệ thống đèn trần không đủ để chiếu sáng cho các thao tác trên tủ bếp. Do đó, gia chủ nên bố trí đèn LED ở các vị trí khuất sáng trong tủ bếp để dễ dàng tìm kiếm đồ đạc.
-
Để nhấn mạnh chiều cao của trần bếp, có thể bố trí đèn chiếu sáng chạy dọc nóc tủ bếp trên.
>> Xem thêm: 6 Nguyên Tắc Thiết Kế Phòng Thờ Hợp Phong Thủy Gia Chủ Nên Lưu Ý
Kết luận
Trên đây là các nguyên tắc thiết kế phòng bếp mà AHV muốn chia sẻ với bạn. Hy vọng, bài viết đã cung cấp chi tiết và hữu ích tới bạn những thông tin hữu ích.
NỘI THẤT ĐỒ GỖ AHV
Văn phòng giao dịch:
-
Địa chỉ: NV3.14 số 272 Hữu Hưng, Tây Mỗ, Tp. Hà Nội
-
Điện thoại: 0973.88.69.69 (Zalo)
-
Email: theanh.ahv@gmail.com
Xưởng sản xuất:
-
Địa chỉ: Ngõ 3 – Chợ Thầy – Sài Sơn – Quốc Oai – Tp. Hà Nội
-
Điện thoại: 0981 358 566 (Zalo)
-
Email: theanh.ahv@gmail.com
Block "footer-blog-details" not found